Nên hay không nên quay về "chốn cũ" sau khi đã nhảy việc?

Nhiều người có thể nhảy việc cả chục lần vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu sau những quyết định đó, bạn nhận ra công ty cũ mới phù hợp, bạn nên làm gì?

Nhiều người có thể nhảy việc cả chục lần vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu sau những quyết định đó, bạn nhận ra công ty cũ mới phù hợp, bạn nên làm gì?

Nếu thế, trước hết bạn phải đặt ra cho bản thân những câu hỏi tương tự dưới đây để đảm bảo rằng quay lại là sự lựa chọn đúng đắn.


Liệu có nên quay lại?

Yêu nhau chia tay rồi lại quay lại, một vòng luẩn quẩn nếu như bạn không có định hướng rõ ràng. Trong công việc cũng vậy, nếu bạn đã ra đi, sau đó lại muốn trở về công cty cũ cần xem kĩ lí do đó là gì, bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty, vì lúc này bạn khó có thể mắc phải sai lầm một lần nữa.

  

Công ty cũ có “đón” bạn về?

Dù bạn đã từng là một nhân viên cực kì xuất sắc đi chăng nữa, cũng không có gì đảm bảo rằng bạn chắc chắn sẽ được nhận lại. Bất kỳ cũng nào cũng cân nhắc tới vấn đề sau này bạn liệu có từ bỏ cơ hội này nữa hay không. Hoặc có lẽ đã có người thay thế vị trí của bạn rồi, và nếu chưa đa số các doanh nghiệp vẫn muốn bắt đầu một mối quan hệ mới hơn là bắt tay lại với người cũ.


Bạn nên chuẩn bị gì khi “comeback”?

-  Ra đi “có tâm”

Đôi lúc khi đã xác định nghỉ việc bạn hay có tâm lý chán nản, không tập trung làm việc nữa, không tuân thủ theo quy tắc, giờ giấc của công ty. Đây thực sự là một sai lầm không nên mắc phải chút nào, dù có ra đi cũng nên ngẩng cao đầu mà đi, giữ được hình tượng nhân viên tận tâm bấy lâu nay, để sếp hay đồng nghiệp vẫn công nhận năng lực của bạn và giữ được mối quan hệ tốt đẹp dù bạn có nghỉ việc đi chăng nữa.

- “Chia tay” không có nghĩa là chấm dứt hết tất cả

Không nên cắt đứt tất cả mối quan hệ với đồng nghiệp dù bạn đã ra đi, bởi lẽ sau này, họ có thể sẽ đóng vai trò cầu nối giữa bạn và công ty cũ, giúp bạn để mắt tới các vị trí tiềm năng. Mối quan hệ càng vững chắc, thì cơ hội quay về càng lớn.

- Quay về “có tâm”

Hãy đảm bảo rằng đây là quyết định của bạn và đừng bao giờ có suy nghĩ quay lại chỉ là biện pháp nhất thời trong khi bạn chưa tìm được công việc mới. Bạn nên chứng minh cho mọi người thấy rằng dù có ra đi hay quay lại, bạn vẫn là người nhiệt huyết, đam mê trong công việc, thậm chí bạn có khả năng tìm được một công việc mới ở công ty khác, nhưng bạn vẫn muốn quay về để cống hiến. Vì trong quá trình bạn làm việc tại môi trường mới, biết đâu bạn lại có ý tưởng mới cho những dự án dang dở ở công ty cũ và đây là những “át chủ bài” giúp bạn thuyết phục công ty cũ cho bạn thêm cơ hội. Cà hơn hết bạn nên chuẩn bị tâm lý trả lời công hỏi của nhà tuyển dụng cũ về những lí do bạn dùng để nghỉ việc.

- Chủ động đưa ra lời đề nghị

Nếu bạn đã quyết định quay về với vị trí cũ, bạn nên chủ động liên hệ với quản lý hoặc nhân sự – người chịu trách nhiệm tuyển dụng chính. Chủ động lên lịch một buổi gặp mặt trực tiếp bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi thư nói về vấn đề này và tuyệt đối không nên nhờ đồng nghiệp mở lời giúp cho mình.

Dưới đây là mẫu thư mẫu có thể giúp bạn

 

                     1/ Thông tin cá nhân rõ ràng

                     2/ Lý do viết thư nên bỏ vào đoạn đầu

                     3/ Đưa ra lời cam kết

                     4/ Những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty

                     5/ Ứng biến trong trường hợp vị trí đã có người thay thế

                     6/ Kết thư bằng lời cảm ơn 

 


- Luôn có cho bản thân phương án B

Quay trở về công ty cũ không phải là sự lựa chọn duy nhất, liệu đây có là quyết định đúng đắn nhất mà bạn mong muốn hay không? Bạn cũng nên chuẩn bị cho bản thân kế hoạch khác trong trường hợp bạn không được tuyển dụng lại. Ngoài ra, có thể dành thời gian này để nghỉ ngơi hoặc cân nhắc một ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh riêng phát triển bản thân.

 

 

Nguồn VietnamWorks

Đăng nhập để viết bình luận
5 phương pháp khoa học giúp bạn hạnh phúc với công việc
Bạn có đang đi làm trong suy nghĩ đếm ngày cho trôi qua đến cuối tuần. Làm sao để tìm niềm vui khi làm việc thì mới yêu công việc đó, bạn nên làm gì?
Cơ sở dữ liệu được vô hiệu hóa để kiểm thử: không có email nào được gửi đi,...
Trung tính