Cơ hội nào cho nghề nhân sự ở Việt Nam trong những năm tới

Doanh nghiệp nào cũng cần nghề nhân sự (HR). Cơ hội cho ngành này mở rộng hơn, nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức trong thời đại công nghệ đang thay đổi.

Doanh nghiệp nào cũng cần nghề nhân sự (HR). Cơ hội cho ngành này mở rộng hơn, nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức trong thời đại công nghệ đang thay đổi.

Theo như nhiều nghiên cứu & khảo sát cho thấy, cứ khoảng 100 người lao động thì thì cần 1 nhân viên nhân sự. Vậy nên nếu nhân tỉ lệ, số lượng cần cho ngành nhân sự là một con số khá lớn. Nhưng trong thời đại công nghệ đang phát triển nhanh chóng như thế này, liệu cơ hội và thách thức ngành này đang gặp phải sẽ là gì?


Quản trị nhân sự (Human resources) làm gì?

Phòng nhân sự là phòng ban quản lý rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động của công ty, hỗ trợ tất cả các phòng ban khác để cùng phát triển doanh nghiệp. Việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ phận này.

Hiện nay, đa số công việc chủ yếu của phòng hành chính nhân sự mới dừng lại ở việc thực hiện việc chấm công, tính lương, làm chế độ bảo hiểm, tuyển người, thực hành các yêu cầu về nhân sự do các bộ phận khác yêu cầu, chứ chưa thể tạo ra những chiến lược nhân sự mang tính đột phá cho toàn công ty. Có lẽ vấn đề này đang khá đau đầu khiến các doanh nghiệp cần sớm tìm ra giải pháp để chuyên nghiệp hóa đội ngũ này nhằm thu hút được nguồn nhân lực tốt tìm về.

Cơ hội cho nghề nhân sự

Dù là doanh nghiệp đang kinh doanh về lĩnh vực gì, quy mô lớn hay nhỏ, thì trong cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp, phòng nhân sự vẫn luôn được quan tâm, chú trọng. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ kiếm tiền về cho doanh nghiệp, phòng kế toán quản lý tài chính chi tiêu, phòng truyền thông có cách phương án marketing hiệu quả, tuy nhiên không thể thiếu phòng nhân sự với chức năng rất đặc thù đó là quản lý tất cả nhân viên của các phòng ban khác. Phòng ban thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Do vậy, là một nhân viên phòng quản lý nhân sự, bạn là người có sức ảnh hưởng và trách nhiệm cao trong công việc.

Có thể nhận thấy được rằng mỗi phòng ban mang một chức năng quan trọng khác nhau trong bộ máy xây dựng công ty. Nếu doanh nghiệp phát triển, nguồn lực sẽ cần cung ứng nhiều, hay gặp khủng hoảng việc cắt giảm nhân viên là điều không thể tránh khỏi. Cái tầm của người làm nhân sự là nhìn nhận đúng vấn đề, lựa chọn người ra đi hay ở lại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.


Thách thức của nghề nhân sự

Theo cục thống kê, Việt Nam là quốc gia trong khối ASEAN có tỷ lệ nhân viên bỏ việc khá cao (30%). Không những thế với sự thay đổi của thế giới, liệu nghề này có bị công nghệ hóa dần thay thế con người hay không?. Chủ yếu chỉ là sự tiết giảm nhân lực, nhưng muốn phát triển vẫn cần đầu óc của con người, vẫn cần chính là nhà quản trị nhân sự giỏi, có chuyên môn cao. Họ chính là người tạo ra nguồn lực cho doanh nghiệp có nội bộ vững chắc, phát triển tốt.

Không chỉ trên thế giới, mà ở Việt Nam trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữa các thiết bị chấm công, tính lương, làm bảo hiểm hay tuyển dụng nhân lực ra đời, dần dần thay thế con người.

Để tránh được khỏi thách thức của xu hướng công nghệ hiện đại, người làm nghề này cần trau dồi hơn nữa kiến thức, thông tin thị trường, có khả năng phân tích đánh giá & cảm nhận trực quan về con người thận trọng khá tốt. Tìm ra hướng đi mới cho mình trước khi bị đào thải là điều hết sức sáng suốt cần làm ngay bây giờ, cụ thể: có kế hoạch đào tạo nhân lực, phát triển kỹ năng để đóng góp cho công ty. Phần mềm, robot có thể thông minh nhưng cũng đều do con người làm ra, tất nhiên không thể thay thế hoàn toàn.

Tóm lại, áp lực của ngành này không hề nhỏ, nên mức lương cũng được chi trả tương xứng với công sức nhân viên bỏ ra. Sắp tới sẽ dần xuất hiện nhiều công cụ, thiết bị công nghệ tiên tiến sẽ nhận diện được trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực; phỏng vấn, đánh giá bản thân ứng viên qua những bài test online, thiết bị quét cơ mặt, ngoại hình, tính cách theo yêu cầu công việc và đưa ra lựa chọn theo yêu cầu đã lập trình sẵn. Nhưng dù thế, vẫn cần người quản trị nhân sự giỏi tổng hợp, vạch ra hướng đi đúng đắn, và dùng kinh nghiệm bản thân cảm nhận cũng như đánh giá được năng lực & tính cách của cá nhân đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Nếu bạn đang quan tâm và muốn đi theo ngành này lâu dài thì cần lên dây cót tinh thần ngày bay giờ, cập nhật thông tin mỗi ngày, chia sẻ, tư vấn & trao đổi với nhiều chuyên gia, học tập công nghệ hiện đại để không lo đối mặt với sự đào thải khắc nghiệt của ngành này trong thời đại công nghệ hóa toàn cầu.





Sign in to leave a comment
Nên hay không nên quay về "chốn cũ" sau khi đã nhảy việc?
Nhiều người có thể nhảy việc cả chục lần vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu sau những quyết định đó, bạn nhận ra công ty cũ mới phù hợp, bạn nên làm gì?
Database neutralized for testing: no emails sent, etc.
Neutralized